News
Kỹ Năng Tìm Kiếm Khách Hàng Cho Sales Ngành Logistics

Kỹ Năng Tìm Kiếm Khách Hàng Cho Sales Ngành Logistics

Các khách hàng sẽ không thể tìm ra bạn hoặc trang web của bạn bởi vì bạn mới bắt đầu kinh doanh sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Thực sự là đa phần các chủ doanh nghiệp đều phải thường xuyên có những chuyến đi dã ngoại để tìm kiếm khách hàng và giữ gìn những mối quan hệ làm ăn với doanh nghiệp của mình. Nhưng bạn sẽ làm điều đó như thế nào? Dưới đây là một số những gợi ý để bạn có thể bắt đầu:

1. Làm thế nào để khách hàng tìm ra bạn ?

Phát triển một kế hoạch
Cân nhắc xem một khách hàng lý tưởng là ai. Nếu như bạn bán hàng cho các doanh nghiệp, hãy cân nhắc xem phòng ban nào sẽ có khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ cao nhất, và cá nhân nào (ở mức độ trách nhiệm nào) sẽ có thể là người đưa ra quyết định đặt mua các thiết bị. (Nếu bạn không biết, có thể gọi một vài cuộc điện thoại để thăm dò).
Sau đó, hãy cân nhắc xem liệu cá nhân đó có thể dễ dàng tìm ra sản phẩm hoặc dịch vụ giống như bạn cung cấp hay không? Họ đang tìm hiểu trong phạm vi nào? Ai là người họ sẵn sàng muốn lắng nghe hoặc là họ tìm hiểu như thế nào khi họ muốn mua một sản phẩm/dịch vụ. Hãy tìm cách đưa thông tin của bạn vào con đường nhận thức đó của họ.

Nhận thức rằng đường đến thành công không phải chỉ có một
Việc kinh doanh thường diễn ra khi những khách hàng tiềm năng nghe được thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn từ nhiều nguồn khác nhau và bằng nhiều cách thức khác nhau. Họ càng thường xuyên được nghe về bạn bao nhiêu, thì khi sẵn sàng mua sắm, họ lại càng muốn tìm hiểu bạn đang chào bán món hàng gì bấy nhiêu.

Làm việc với giới báo chí và các thông tin trên báo chí
Các tờ báo ngày và báo tuần là nguồn thông tin liên lạc hữu ích đến bất ngờ, có thể mang lại cho bạn rất nhiều khách hàng tiềm năng. Hãy tìm tên của những người đang được hưởng chế độ khuyến mại, những người đã giành giải thưởng, những người đã mở ra các doanh nghiệp mới. Họ có thể trở thành khách hàng tiềm năng.
Hãy gửi các bức thư cá nhân tới những người này để họ biết những lợi ích mà họ có thể có khi mua sản phẩm của bạn. Cố gắng tham dự vào các cuộc gặp mặt nơi họ có thể xuất hiện. Khi gặp họ hoặc gửi thư, hãy cho họ biết rằng: Bạn đã đọc thông tin về họ và chúc mừng những thành công của họ hoặc hãy đề cập đến những bài báo viết về họ đã thú vị như thế nào.

Chờ đợi các sự kiện có thể mang lại thị trường tiềm năng cho bạn
Liên lạc với các nhà tổ chức sự kiện và đề nghị họ phát sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn như một giải thưởng cho khán giả tham gia sự kiện. Đổi lại, bạn sẽ có được một nhóm quảng cáo về bạn trong các chương trình xúc tiến thương mại của họ.
Tham gia các cuộc họp và hội nghị hội thảo mà các các khách hàng tương lai của bạn có thể chú ý đến
Nếu bạn đã và đang làm điều đó mà vẫn chưa có được một liên lạc nào có thể mang lại thành công trong buôn bán, hãy tìm trong các tờ báo xem những đơn vị khác tổ chức các sự kiện như thế nào để có thể hấp dẫn được thị trường mục tiêu của bạn và tham gia vào các cuộc hội họp như thế nhiều hơn.

Theo đuổi sau cuộc họp
Liên hệ với những người bạn đã gặp gỡ để xem liệu họ có thể là khách hàng tương lai của bạn hay không. Nếu như hiện thời họ chưa cần đến dịch vụ của bạn, thì hãy hỏi họ khi nào sẽ là thời gian thích hợp để mình gọi lại, hoặc là liệu họ có các đối tác kinh doanh mà có thể sử dụng sản phẩm của mình hay không.

Bỏ con săn sắt bắt con cá rô
Phát tặng một số sản phẩm mẫu miễn phí của bạn và đề nghị người nhận hãy thông tin cho bạn bè của họ nếu như sản phẩm của bạn làm cho họ hài lòng. Hoặc là, nếu như bạn là một nhà tư vấn, hãy đưa ra một số lời khuyên miễn phí. Lời khuyên này có thể dưới dạng mẫu một bản tin với nội dung là các thông tin hoặc các bí quyết và lời khuyên, hoặc cũng có thể là sự tư vấn miễn phí trong khi những gì bạn cung cấp chỉ là thông tin đủ để giúp khách hàng giới hạn dự án của họ và biết rằng bạn có khả năng xử lý nó.

Triển khai một mạng lưới cá nhân
Hãy hỏi bạn bè của mình xem họ có biết người nào có thể sử dụng dịch vụ của bạn không, hoặc có biết những người có thể cung cấp thông tin về một ai đó có thể sử dụng dịch vụ của bạn hay không. Nếu như cơ cấu giá của bạn cho phép, hãy đưa ra một mức phí hoa hồng dành cho bạn bè và các đối tác kinh doanh của bạn vì những giới thiệu của họ đã mang lại kết quả công việc tốt.

Học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh
Quảng cáo ở những nơi mà đối thủ của bạn đang hoạt động. Khuyến mại các sản phẩm của bạn ở nơi mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang xúc tiến các chương trình quảng cáo.

Sử dụng các quảng cáo nhỏ và đa dạng thay vì một quảng cáo lớn
Nếu như đa phần mọi người trong cùng ngành nghề kinh doanh với bạn quảng cáo để thu hút khách hàng, bạn cũng nên làm như thế. Nhưng hãy lên kế hoạch cho các chương trình quảng cáo với quy mô nhỏ hơn thay vì theo đuổi một kế hoạch quảng cáo đồ sộ. Sự lặp đi lặp lại sẽ dễ khiến người ta nhận diện được tên sản phẩm. Nếu như bạn quảng cáo trên các trang vàng, hãy cân nhắc việc đưa nội dung quảng cáo vào hàng tiêu đề của mỗi chỉ mục.

Hỏi ý kiến phản hồi khi các khách hàng tương lai không mua hàng
Khách hàng đã tìm được một sản phẩm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của họ chưa? Họ đã quyết định rằng mình hoàn toàn không cần đến sản phẩm đó chưa? Có phải là họ chỉ trì hoãn việc ra quyết định có hay không mua sản phẩm? Liệu có phải là họ cảm thấy khó khăn khi đặt hàng trên trang web của bạn? Hãy sử dụng tất cả những thông tin bạn có để thay đổi những gì cần thiết và hãy xem hoạt động kinh doanh của bạn bắt đầu khởi sắc lên.

2. Kỹ Năng Tìm Kiếm Khách Hàng Cho Sales Ngành Logistics
Nếu theo tiêu chí phân vùng nhiệm vụ thì Logistics Sales hiện có:
Sales FCL: đối tượng chủ yếu các cty xuất nhập khẩu (XNK)
Sales LCL: Các cty XNK, các cá nhân có hàng gửi đi, nhập về từ nước ngoài và các FCL forwader (fwd)
Sales Overseas: (cái này cao siêu hơn à nha ): tìm kiếm các cty fwd nước ngoài để làm agent handle hàng cho họ – đây là cách ngồi nhàn, rung đùi hưởng lợi
Ở bài này tôi chỉ xin mạo muọi đề cập tới cách làm của 2 đối tượng số 1 và số 2

Cách 1: Tìm theo chủ ý: (Nếu cty bạn đang có thế mạnh về tuyến nào đó)
Bạn biết được cty bạn đang có giá cước tốt (good rate) cho các tuyến nào, VD: India, China, Korea, …
–> Để khai thác điểm mạnh đó, bạn cần tìm kiếm tập trung vào các khách hàng có hàng hóa đi các tuyến đó
Cách tôi và những người khác hay dùng (tôi đoán thế ) là lao ngay vào Google search nhiệt tình. Nhưng search như thế nào mới là hiệu quả???
Điều này thì ko nhiều người biết . Có nhiều bạn mới vào nghề sales, ban đầu cũng lên Google và các searcher khác để tìm kiếm nhưng chỉ sau 1 thời gian là nản .
Cách làm của tôi như sau:
Xin lấy ví dụ: Tôi đi tìm kiếm khách xuất hàng từ VN đi Iran. Tôi sẽ tìm hiểu & ngâm cứu xem hàng xuất đi Iran là các mặt hàng nào, các tỉnh thành nào xuất nhiều ( nhiều khách nằm ở đó ). Ái chà, sau 1 lúc tìm hiểu tôi đã biết được Iran nhập rất nhiều đá từ VN
Lập tức tôi lao vào Google, tạch tạch tạch cụm từ khóa (keywords) gợi mở về các cty đó: Cty xuất khẩu đá, đá Marble xuất khẩu, …
–> sẽ tìm được khá nhiều, à ko! phải nói là rất nhiều: ko chỉ là thông tin liên hệ của các cty XK đá mà Google liệt kê được mà còn thấy các wesite dạng danh bạ (web directory) liệt kê vô số các thông tin các cty mà họ đã lưu trong cơ sở dữ liệu, Google ko liệt kê được, ta cứ khai thác thôi

Cách 2: Tìm vu vơ: (Nếu cty bạn chưa mạnh về tuyến nào cả )
Nói ra thì có thể sẽ có vài bác quăng gạch đá do phẫn uất . Thực tế hiện nay, các cty forwarder (fwd) mọc ra ngày càng nhiều (hơn cả mọc như nấm) ko sao mà đếm hết được. Các hãng tàu (shipping line hay Liner) cũng chỉ có vậy. Các fwd lớn, tay to, chân to, vốn to, tầm ảnh hưởng to do có mối thân tình lâu năm, … nói chung là to, đã bắt tay với các hãng tàu. Thông qua nguồn hàng lớn của các fwd này mà các Liner luôn ưu tiên cho họ giá cước (Ocean freight hay O/F) tốt. Mà khi đã có O/F tốt rồi thì còn nói làm gì nữa. Mang đi chào sơ sơ cả làng tí, đã làm booking mỏi tay, thậm chí là ko xuể, phát khóc vì vất vả lên ấy chứ
Nhưng nếu bạn đang làm việc tại các cty fwd nhỏ, chưa có thế mạnh so với các đối thủ thì bạn cũng đừng buồn nhá . Có câu trời sinh voi sinh cỏ mà. ko die được đâu mà sợ . Thực tế cho thấy các fwd lớn đã có sẵn lượng khác hàng ổn định từ các khu công nghiệp, các cty lớn và sales họ cũng hơi “lazy phù hợp với tầm vóc cty” trong việc đi sales khách (họ care cũng chả hết chứ chả còn time đâu mà đi sales các cty XNK khác ). Do vậy, bạn vẫn có thể thành công chỉ cần 1 chút lanh lẹ và sự chăm chỉ search khách hàng theo cách sau:
Xin lấy VD minh họa
bạn đang sales hàng xuất –> đối tượng khách hàng bạn cần là các cty XK.
1. Bạn hãy lên Google search ngay với các cụm tự khóa như: cty XK, danh sách, danh bạ các cty XK, List các cty Xk của Việt nam, …
Nhưng như vậy sẽ ra cả núi . 1 mẹo nhỏ nhỏ là nên bạn nên nắm được các mặt hàng đang XK tại thời điểm hiện tại, từ đó search 1 cách cụ thể hơn. VD: vào tháng 11 này mặt hàng XK nhiều là gỗ, dệt may, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, … –> bạn hãy search với các từ khóa: cty XK gỗ, danh sách các cty XK gỗ, …
Và nếu bạn muốn bó hẹp thông tin theo vùng miền, tình thành của nước ta thì bạn hãy search với các từ khóa: các cty XNk gỗ Miền Bắc, Cty XK cà phê Miền Trung, List Viet nam Export Tea at Thái Nguyên, ….
Như vậy là bạn đã có đi đúng hướng và đã thành công 40% rồi đó
2. Đi lang thang trên các web danh bạ các cty XNK của VN, các website chuyên hỗ trợ các cty XK làm các thủ tục XK, các địa điểm:
– Cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): các website của VCCI, Bộ công thương và các chi nhánh của họ
- Các cơ quan hun trùng, kiểm dịch thực vật (họ ghi lên bàng các cty và mặt hàng để làm đó , các hồ sơ đăng ký thủ tục của các cty XNK nằm cả đống ở đó, chắc là tiếp cận cũng ko khó lắm đâu)
- Các đơn vị kê khai, thậm chí là những đơn vị hải quan (ở các chi cục hải quan, thông thường họ có quyển sổ đăng ký kiểm hóa rất to, các cty XK có hàng bị kiểm chả phải là đăng ký ở đó sao? (chú ý: kín mồm, kín miệng tí, đừng tiết lộ cho các bác hquan biết nhá, bác bác ấy cất đi thì hỏng )
Rồi có mấy bác nào tinh khôn hơn tí nữa thì ra mấy quán cho thuê phần mềm khai hải quan đó, giả vờ khai tí rồi nhìn các thông tin thôi
Rồi kết thân và ghê hơn tí nữa thì chăn dắt, dụ dỗ các ae đi làm giao nhận ấy, toàn hồ sơ thật
……
–> note lại đi, toàn các info quý giá
Việc còn lại là liên hệ với các cty đó để chào hỏi, mở màn cho công cuộc chinh chiến thôi. Hãy cố gắng chào hỏi thật ngắn thôi, nhưng thật ấn tượng, hãy thể hiện nổi bật cho họ thấy dịch vụ: giá cước, care hàng, … cty bạn hơn hẳn các cty đồng nghiệp khác về chất lượng nhé
Vì 1 cộng đồng Giao nhận vận tải (Logistics) Việt nam ngày 1 phát triển hơn. Hãy cùng góp sức, hãy chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, tài liệu về Logistics mà bạn có thể nhé
Mệt quá, về nhà ăn cơm tí lấy sức, hôm nao có time lại viết tiếp
P/S: bạn còn cách nào hay nữa thì bổ sung nhé
Thay lời kết (phần 1):
Internet là 1 kho khách hàng vô tận , nếu biết cách và biết tận dụng thì bạn sẽ khai thác ko hết đâu. Hãy cập nhật kiến thức và kỹ năng tin học của mình và luôn luôn tỉnh táo thì tôi tin chắc bạn sẽ thành công thôi

3. 13 Cách Để Tìm Kiếm Khách Hàng Mới
Điều gì là khó nhất khi bắt đầu kinh doanh? Đối với rất nhiều chủ doanh nghiệp, câu trả lời là làm sao tìm kiếm đối tác hay khách hàng. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong trường hợp ngân sách marketing của bạn có hạn. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về tìm kiếm khách hàng, hãy tham khảo một vài chiến lược.
Các chủ doanh nghiệp trẻ đều nhanh chóng nhận thấy rằng, việc quan trọng nhất và khó khăn nhất khi khởi nghiệp kinh doanh đó là tìm kiếm khách hàng.
Bạn có những sản phẩm hoặc dịch vụ thật tốt, bạn chắc chắn rất nhiều người sẽ cần sản phẩm của bạn, tuy nhiên như vậy chưa đủ. Khách hàng sẽ không tìm thấy bạn hoặc website của bạn chỉ vì bạn đã bắt đầu bán một sản phẩm hay một dịch vụ. Điều cần làm là, tất cả các chủ doanh nghiệp phải thực hiện những chiến lược để tìm kiếm khách hàng và tìm kiếm các cơ hội làm ăn mới. Vậy làm thế nào để làm điều đó? Dưới đây là 13 cách để bạn bắt đầu:

1. Lập một kế hoạch:
Hãy cân nhắc những ai sẽ mua sản phẩm của bạn? Nếu sản phẩm của bạn để bán cho dân văn phòng, hãy nghĩ xem các phòng ban nào nhiều khả năng sẽ mua sản phẩm của bạn nhất, và những ai trong số đó có thể sẵn sàng quyết định mua sản phẩm (hãy gọi điện thoại cho khách hàng của bạn trong trường hợp bạn không biết). Sau đó, hãy tìm hiểu xem những người đó tìm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn như thế nào, bằng cách nào… Tìm hiểu xem khách hàng của bạn muốn được tư vấn gì, muốn nghe gì, họ sẽ tìm đến đâu khi muốn mua một sản phẩm, dịch vụ…Và đừng quên ghi lại tất cả những thông tin hữu ích đó.

2. Không có một cách thức chung nào dẫn tới thành công:
Việc bán hàng sẽ thành công hay không phụ thuộc vào việc khách hàng tiềm năng nghe, xem, đánh giá về sản phẩm và dịch vụ của bạn từ nhiều cách và nhiều nguồn tin khác nhau. Khách hàng biết, nghe càng nhiều về bạn thì khả năng họ mua hàng của bạn càng lớn.

3. Báo chí :
Báo chí luôn là một trong những kênh thông tin để bạn tìm kiếm được nhiều khách hàng nhất. Hãy tìm trên đó thông tin của những người mới được thăng chức, những người mới dành giải thưởng, những chủ doanh nghiệp mới,…hay bất cứ ai đó có thể trở thành khách hàng tiềm năng. Hãy gửi cho họ những bức thư cá nhân, nội dung chúc mừng thành công của họ, nói cho họ biết bạn rằng bài viết về họ mà bạn đọc được thực sự rất hữu ích. Tiếp đó, đừng quên kèm theo thông tin công ty của bạn kèm theo slogan và thông tin sản phẩm của bạn ở chữ ký… (Ví dụ: Mr. Đức, Công ty bảo hiểm ABC, “Vì một tương lai an toàn và phát triển”…)

4. Hội chợ, triển lãm:
Tìm kiếm các sự kiện có thể mang lại cho bạn khách hàng tiềm năng. Hãy liên hệ với ban tổ chức sự kiện, đó là cơ hội để bạn quảng bá sản phẩm của mình đến với khách hàng tiềm năng.
5. Tham dự các buổi hội thảo mà khách hàng tiềm năng của bạn cũng có thể tham gia:
Tìm kiếm trên báo chí, các kênh thông tin để biết được các sự kiện mà bạn nghĩ có thể khách hàng tiềm năng của bạn cũng đến đó, tham dự và lấy thông tin từ những khách hàng tiềm năng.

6. Đừng để “thông tin chết”
Hãy liên hệ với những người bạn đã gặp trong các sự kiện, hội thảo mà bạn đã xin thông tin. Nếu họ nói họ chưa cần sản phẩm, dịch vụ của bạn bây giờ thì đừng vội cúp máy, hãy hỏi khi nào bạn có thể gọi lại cho họ, hoặc hỏi họ ai có thể mua sản phẩm của bạn.

7. Thả con săn sắt – bắt con cá rô
Đừng ngại cung cấp miễn phí một sản phẩm của bạn, hãy cho khách hàng tiềm năng của bạn dùng thử và bảo họ giới thiệu cho bạn bè nếu họ thích. Nếu bạn làm dịch vụ, tư vấn… hãy cung cấp thật nhiều thông tin hữu ích. Có thể là những lá thư cung cấp những thủ thuật, mẹo vặt… đôi khi bạn cũng có thể tư vấn miễn phí giúp khách hàng tiềm năng của bạn hoàn thành công việc, dự án của họ..

8. Tận dụng các mối quan hệ cá nhân
Hãy giới thiệu đến các bạn bè của bạn về dịch vụ, sản phẩm của mình hoặc giới thiệu đến những người có thể biết ai đó sử dụng dịch vụ , sản phẩm của bạn. Nếu được, đừng ngại chi cho họ một chút hoa hồng.
9. Nghiên cứu những đối thủ cạnh tranh
Họ quảng cáo ở đâu? Họ quan hệ ở đâu? Họ sử dụng cách thức nào? Tìm hiểu xem, điều gì làm nên thành công của đối thủ có thể áp dụng được vào mô hình kinh doanh của bạn.
10.Nhiều quảng cáo nhỏ hơn là chỉ một quảng cáo thật lớn
Một tấm biển lớn với thông tin quảng cáo lớn không hiểu quả bằng những thông tin tương tự nhưng được thiết kế nhỏ hơn, và được thực hiện trong một thời gian dài.

11. Quảng cáo online – hãy kiểm tra pay-per-click thường x
uyên
Để tiết kiệm chi phí, hãy set up nội dung quảng cáo của bạn phù hợp với: vị trí địa lý bạn mong muốn – bạn sẽ không muốn quảng cáo ra toàn cầu trong khi sản phẩm chỉ mới phục vụ trong nước, thời gian quảng cáo – đừng mất tiền vào những giờ mà chẳng có ai lướt web…và luôn đánh giá những thay đổi khi set up quảng cáo online.

12. Đánh dấu vị trí của bạn trên Google
Khi bạn đã đánh dấu của bạn trên bản đồ điện tử google, hãy chắc rằng các thông tin đều phải chuẩn xác (địa chỉ website, địa chỉ công ty, số điện thoại liên hệ….)

13. Khi khách hàng tiềm năng không mua sản phẩm?
Hãy hỏi ý kiến của họ, có phải họ đang sử dụng sản phẩm nào khác phục vụ được nhu cầu của mình? Có phải họ quyết định họ không cần dùng sản phẩm của bạn? Hay họ chưa quyết định mua vào thời điểm đó? Có phải khách hàng của bạn gặp khó khăn khi đặt hàng trên website của bạn? Hãy sử dụng tất cả những kiến thức của bạn để tạo ra những thay đổi cần thiết và bộ máy kinh doanh của bạn sẽ từng bước lớn mạnh.

4. Kỷ Năng Tìm Kiếm Khách Hàng Hiệu Quả
“Không có khách hàng – Không có doanh nghiệp”. Thế nhưng làm thế nào để có khách hàng và giữ chân được họ ? Đó luôn là câu hỏi làm đau đầu các doanh nghiệp (DN), nhất là DN mới khởi nghiệp.

Đừng thụ động chờ
Hãy nhìn xung quanh bạn và tưởng tượng xem khách hàng thấy gì khi đến với cửa hàng của bạn. Hàng hóa được trưng bày hấp dẫn ? Nơi bán hàng có ngăn nắp và sạch sẽ ? Không gian làm việc trông có tổ chức và hiệu quả?
Sau phần chuẩn bị trưng bày, bạn đừng thụ động chờ đợi khách hàng đầu tiên đến với mình. Chẳng có nhiều khách hàng tình cờ tìm đến với bạn đâu. Bạn phải đi tìm họ. Một trong những kỹ năng tìm kiếm khách hàng có thể áp dụng là chào hàng qua điện thoại. Khi gọi điện nhớ giới thiệu tên mình, vài nét chính về sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp. Bạn phải chiếm được cảm tình của họ ngay trong lần giao tiếp này. Hãy làm sao để khách hàng có thể lắng nghe tiếng cười của bạn hay ít nhất bạn cũng thật sự vui vẻ làm cho câu chuyện trở nên nhẹ nhàng.
Hãy cho khách hàng biết rằng bạn đang phục vụ họ. Đồng thời cũng cam kết thực hiện yêu cầu của họ. Hãy giữ cho mình có một giọng nói trầm, điềm đạm và không ồn ào. Nên cảm ơn khách hàng trước khi kết thúc câu chuyện.
Cũng có một cách khác để một công ty (Cty) mới có thể tìm khách hàng là sử dụng phương pháp bán hàng truyền miệng hay bán hàng qua mạng. Bán hàng truyền miệng sẽ rất hiệu quả nếu như Cty có cam kết quyền lợi nho nhỏ cho người giúp giới thiệu. Bạn cần biết rằng một thương nhân thành công thường có các kế hoạch chi tiết để thanh toán tiền hoa hồng nhiều mức cho bất kỳ thương vụ nào. Nếu bán hàng qua mạng, bạn cần một website tốt với công nghệ được cập nhật. Bộ phận chăm sóc website phải đầu tư chào hàng qua email để tìm kiếm thông tin.
Bạn có thể điện thoại hỏi khách hàng đã hài lòng với sản phẩm của bạn chưa. Đừng quên điện thoại cho những người mà bạn có được địa chỉ và số điện thoại. Sự quan tâm của bạn sẽ làm họ ngạc nhiên, hài lòng trước một lời mời ân cần như vậy.

Gửi danh thiếp
Giờ đây, sau nhiều cố gắng, Cty của bạn đã có thể thiết kế và duy trì một danh sách khách hàng tiềm năng. Danh sách này bao gồm tất cả những người có thể sẽ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Hãy nghĩ về mọi tình huống mà bạn tình cờ gặp gỡ với khách hàng. Hãy liệt kê tên những người bạn, các mối quan hệ, đồng nghiệp của cơ quan, các bạn học cũ, những người mà bạn đã từng là khách hàng của họ. Hãy ghi đầy đủ các dữ liệu có thể liên lạc với họ. Hãy thường xuyên nhìn vào danh sách này và thường xuyên thêm vào danh sách những người bạn mới quen. Một khi những người trong danh sách này trở thành khách hàng tiềm năng thực sự, nghĩa là họ có nhu cầu hay quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn thì hãy ghi tên của họ vào một danh sách khác và tiếp tục theo dõi. Bạn hãy liên lạc với những người này. Hãy làm cho việc liên lạc mỗi ngày với khách hàng tiềm năng trở thành một thói quen.

Cần hiểu gì về khách hàng?
Bạn càng có nhiều thông tin về khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện có và những người có ảnh hưởng đến khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện có của bạn, thì càng dễ dàng quyết định độ lớn của nhóm khách hàng bạn nhắm đến.
Nhóm khách hàng bạn nhắm đến có thể có chung đặc điểm như mức thu nhập, công việc, lối sống, giới tính và sở thích tiêu dùng.

Bạn có thể thu thập thông tin về khách hàng bằng cách:
• Nói chuyện với khách hàng hiện tại
• Tổ chức hội nghị khách hàng
• Thăm nơi ở hoặc văn phòng của khách hàng
• Thu thập thông tin từ các nhân viên bán hàng/các nhà phân phối – những người thường làm việc trực tiếp với khách hàng
• Tìm kiếm danh sách khách hàng trên trang web của đối thủ cạnh tranh
• Sử dụng các bảng hỏi đặt tại phòng trưng bày hoặc cửa hàng của bạn
• Xem xét các thông báo mời thầu đăng trên báo
• Nghiên cứu các thông cáo báo chí của khách hàng
• Nghiên cứu thị trường để khám phá thói quen và hành vi của khách hàng
Bạn cần biết điều gì về khách hàng ?
Để tạo được một hồ sơ khách hàng cần rất nhiều thời gian. Để mọi việc dễ dàng hơn, bạn cần phải phân loại thông tin mà bạn đã thu thập được. Danh sách phân loại thông tin sau đây sẽ giúp bạn:
• Thông tin về cách sống; bao gồm:nghề nghiệp, lối sống, xu hướng chi tiêu (thu nhập, sở thích, sở thích mua bán)
• Thông tin về sự thường xuyên: Họ thường mua sản phẩm khi nào? Bao nhiêu lần? Họ có hay thay đổi nhãn hiệu hoặc người cung cấp không? Bao nhiêu lần? Họ có nhiều thông tin không? Họ có phải là người quyết định trong gia đình? Họ cần biết những thông tin gì về sản phẩm của bạn? Họ có phải là người nhạy cảm về giá cả?
• Thông tin về cách sử dụng sản phẩm: Họ sử dụng sản phẩm làm gì? Có thường xuyên không? Họ mong đợi gì ở việc tiêu dùng sản phẩm?
Thông tin bạn thu thập được về khách hàng cũng đồng thời cho bạn biết làm thế nào để có thể tiếp cận với khách hàng trong tương lai. Ví dụ, nếu bạn muốn mở một chiến dịch quảng cáo dùng phương tiện truyền thông của địa phương, phải đảm bảo rằng bạn biết: nhóm khách hàng bạn nhắm tới có đọc báo không, họ đọc những báo nào và có đọc thường xuyên không.
Bạn có thể sẽ thấy cần thiết phải thay đổi chiến lược tiếp thị của mình sau khi thu thập được thông tin về khách hàng. Ví dụ, nếu khách hàng của bạn không đọc báo thì không nên tốn tiền đăng quảng cáo trên loại hình thông tin này nữa.
Ngoài ra, nếu khách hàng của bạn dễ dàng chuyển nhãn hiệu và nhạy cảm với giá cả, bạn nên giới thiệu chính sách giảm giá cho những đơn đặt hàng với số lượng lớn để giữ nhóm khách hàng mà bạn nhắm tới. Nếu khách hàng của bạn không được thông báo về mọi mặt của sản phẩm, bạn cần phải cung cấp những tờ rơi đi kèm với những gói hàng.Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy rằng khách hàng của bạn hay sử dụng mạng internet, bạn nên tăng cường đầu tư vào công nghệ thông tin, cập nhật và hoàn thiện trang web rồi chuyển qua mua bán trên mạng.

Lập kế hoạch doanh số bán hàng có hiệu quả
Khả năng có thể đoán trước được doanh thu bán hàng trong tương lai sẽ giúp bạn điều hành công việc kinh doanh một cách hiệu quả. Nó sẽ giúp bạn trong mọi khía cạnh của việc đưa ra quyết định. Ví dụ, nó sẽ ảnh hưởng đến việc bạn cần bao nhiêu nhân công, đặt hàng với số lượng bao nhiêu, quyết định về đầu tư và mở rộng kinh doanh.
Để có thể lập được kế hoạch về doanh số bán hàng, bạn cần những thông tin sau đây:
• Mức doanh số bình quân mà mỗi khách hàng mang lại
• Lượng khách hàng mới mà bạn có và bạn mất bao nhiêu khách hàng mỗi năm
• Khi nào thì sẽ vào mùa bận rộn và khi nào thì sẽ là mùa rảnh rỗi
Những DN mới hoạt động cần phải tính ra được những con số này dựa trên những nghiên cứu thị trường mà họ thực hiện hoặc những thông tin chung về thị trường mà họ có được.
Bạn có thể sử dụng những con số mà bạn đã tính được để đưa ra những giả định cho xu hướng kinh doanh của bạn cho năm sau. Đây sẽ là dự báo doanh số bán hàng. Những giả định có thể là:
• Thị phần của DN sẽ giảm hoặc tăng 10%
• Bạn sẽ chuyển đến một địa điểm làm việc trung tâm lớn hơn trước khi mùa cao điểm bắt đầu và sẽ tuyển thêm 8 nhân viên mới
• Bạn sẽ tăng giá thêm 2% trong mùa cao điểm nhưng sẽ đưa ra chiến dịch giảm giá dành cho những người mua với số lượng lớn để đền bù
• Bạn sẽ nhắm vào thị trường xuất khẩu vào quý 2 của năm, khi mà có thêm đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường trong nước.
Một cách khác là bạn có thể gửi cho khách hàng những tấm danh thiếp gây ấn tượng. Ví dụ như bạn hãy thiết kế hình ảnh của mình trên những tấm danh thiếp để người ta nhớ đến bạn. Hãy in sau danh thiếp một câu tục ngữ hay một lời trích dẫn làm khách hàng sẽ thích và nhớ mãi. Cũng nên ghi rõ mọi hoạt động của mình trên danh thiếp đó. Có thể gửi kèm theo danh thiếp một cuốn sách mỏng giới thiệu về Cty, một bộ sưu tập hoặc thậm chí có thể là một bó hoa. Nên bày danh thiếp của bạn ở nơi nổi bật trên bàn làm việc hay trên quầy có đủ các tài liệu bán hàng. Khuyến khích mỗi người cầm một danh thiếp hay nhiều hơn nếu họ có thể biết nhiều khách hàng tiềm năng khác.

5. Tìm Kiếm Và Khai Thác Khách Hàng Tiềm Năng
Khách hàng luôn quan sát, nghiên cứu sản phẩm của công ty bạn bằng tâm trạng tò mò và hứng khởi. Và khi những mối quan hệ mua bán này được thiết lập, ít nhất bạn cũng sẽ có một số quan hệ khăng khít giữa khách hàng và công ty. Những mối quan hệ này sẽ phát triển trong vòng quay sản phẩm mà bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và thu được lợi nhuận.
Các công ty mơ ước giữ chân được những khách hàng này để có thể xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, các công ty lại phải đối mặt với một thực tế là số lượng khách hàng mà họ kỳ vọng là khó có thể thành hiện thực. Vẫn biết rằng khách hàng tiềm năng của bạn một ngày nào đó sẽ trở thành những khách hàng có giá trị và mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty, song thách thức lớn nhất vẫn là làm thế nào để tìm được lượng khách hàng tiềm năng như vậy.
Có thể khách hàng tiềm năng chỉ chiếm một số lượng nhỏ bé, cũng có thể họ chưa hề được khai thác trong thị trường sẵn có của công ty bạn, hay đó chính là một bộ phận khách hàng của đối thủ bạn, nhưng điều quan trọng là số khách hàng này cần phải được khai thác một cách triệt để nhằm làm giàu cho chính công ty của bạn.

1. Khám phá khách hàng tiềm năng:
Trước hết cần xác định thế nào là một khách hàng tiềm năng?. Mặc dù định nghĩa sau đây không thể áp dụng cho tất cả các công ty, nhưng nhìn chung, một khách hàng tiềm năng là khách hàng mang lại rất ít giá trị trước mắt, nhưng có thể mang lại nhiều giá trị lớn trong tương lai. Có một cách để xác định những khách hàng tiềm năng như vậy là phương pháp phân tích khách hàng bằng một biểu đồ hình tròn. Dựa vào biểu đồ đó, chúng ta sẽ xác định được giá trị sản phẩm/dịch vụ mà một khách hàng đóng góp cho công ty, từ đó phát hiện được nhóm khách hàng có giá trị nhất.
Sau khi đã xác định được nhóm khách hàng tiềm năng của mình, bạn hãy bắt đầu công việc tìm kiếm và khai thác số lượng này. Các công ty thường tìm kiếm khách hàng có giá trị từ chính khách hàng quen thuộc của mình, từ đó phân tích các cơ hội và sử dụng những cơ hội đó nhằm khai thác lợi nhuận một cách triệt để.
Không chỉ các công ty cung cấp dịch vụ tài chính sử dụng phương pháp phân tích số liệu phức tạp để tìm ra lượng khách hàng giá trị, mà nhiều công ty khác cũng đang áp dụng phương pháp tương tự. Một ví dụ điển hình là công ty Pearl-River Resort and Casino tìm kiếm khách hàng tiiềm năng từ chính những khách hàng hiện tại của họ và những khách hàng là mục tiêu khai thác trong tương lai. Trước tiên, họ thiết lập các tiêu chí nền tảng để hình thành các nhóm khách hàng, từ đó sẽ đưa ra những chế độ đãi ngộ khác nhau cho từng nhóm khách hàng riêng biệt, cụ thể là phân loại khách hàng thành các nhóm “mới nhất” tới những nhóm “quen thuộc nhất”, hoặc theo cách phân loại khác là “người sử dụng sản phẩm bình dân” tới những “người sử dụng sản phẩm cao cấp”.

2. Xác định tiềm năng của những thị trường chưa được khai thác
sell.jpgXác định những thị trường tiềm năng đang ngày càng lớn dần vẫn là một trong những phương pháp hứa hẹn nhất để tìm ra được lượng khách hàng tiềm năng. Thực tế cho thấy Jack Welch của GM đã làm được một điều mà không phải ai cũng có thể làm được, là áp dụng một phương pháp đặc biệt: chi phối thị phần tại một thị trường cố định, sau đó tạo ra một thị trường mới và chi phối thị trường đó.
Judy Melanson, phó giám đốc công ty du lịch và dịch vụ khách hàng Chadwich, Martin và Bailey cho biết: “Trong công ty của chúng tôi, việc tạo ra một thị trường mới đồng nghĩa với việc tạo ra một môi trường kinh doanh mới, nơi sẽ có những khách hàng tiềm năng chưa được khai thác. Tuy nhiên, điều này giờ đây đã không còn hoàn toàn đúng. Một thị trường mới không hẳn là một môi trường kinh doanh mới, mà chính là một nhóm khách hàng mới. Một nhóm khách hàng mới là một thị trường mới.
Đó là phương pháp để bạn khai thác những khách hàng tiềm năng”. Công ty Vesta là một ví dụ điển hình trong việc áp dụng phương pháp thu hút khách hàng này. Vesta đặc biệt chú ý xây dựng chiến lược khách hàng và một chiến lược mới mà công ty đang áp dụng là giữ thẻ trả trước của khách hàng mới. Mục tiêu của công ty là cung cấp dịch vụ truyền thông tốt nhất tới khách hàng. Họ tập trung vào thị trường truyền thống và đã thu được lợi nhuận đáng kể khi doanh thu từ năm 2003 đến năm 2004 đã tăng lên 374%. Hiện tại, công ty đang khai thác khách hàng tiềm năng bằng cách xác định những nhánh khách hàng khác trong thị trường mới và có thể thu được lợi nhuận từ việc giữ lại thẻ trả trước của khách hàng.

3. Duy trì và phát triển
Tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng là yếu tố hết sức quan trọng, vì thế các công ty đang cố gắng đưa ra những chiến lược mới nhằm duy trì và khai thác lợi nhuận từ lượng khách hàng này cho tương lai. Thông thường, các công ty sẽ phân tích khách hàng mới của họ trong vòng từ ba đến bốn tháng, cho tới khi họ có thể tính toán được tổng tiềm năng mà khách hàng mang lại. Họ có thể mời khách hàng tham gia vào các chương trình thường kỳ của công ty, hoặc tạo ra các chiến lược giao tiếp nhằm duy trì số lượng khách hàng tiềm năng.
Ông Ellen Olson, phó cựu giám đốc công ty tiếp thị toàn cầu Epiphany đã phát biểu: “Phương pháp này mặc dù rất mạo hiểm, nhưng cũng tỏ ra hết sức hiệu quả khi những nhóm khách hàng này được đánh giá là có tiềm năng khá lớn cho sự phát triển của công ty. Ông nói thêm: “Chừng nào mà mọi chi phí bạn bỏ ra không vượt quá tổng giá trị cho phép của công ty, thì bạn đã thành công với phương pháp thu hút khách hàng tiềm năng của mình”.

6. Các Kinh Nghiệm Tìm Kiếm Khách Hàng
Doanh nghiệp khi khởi nghiệp cần gì?
Những khó khăn khi mới bắt đầu? Câu trả lời sẽ là ” tìm kiếm khách hàng”.Tạo ra được sản phẩm cũng như dịch vụ có chất lượng vẫn là chưa đủ. Các khách hàng sẽ không tự nhiên đến website hoặc công ty để mua hàng chúng ta cần có kế hoạch, chiến lược tiếp cận khách hàng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ.
Lên kế hoạch
Bạn cần xem xét những đối tượng nào có thể trở thành khách hàng lý tưởng của bạn. Nếu bạn bán hàng cho một tổ chức, bạn cần đánh giá xem bộ phận nào trong tổ chức đó có nhiều khả năng mua hàng và dịch vụ của bạn nhất và cá nhân nào (giữ vai trò, trách nhiệm ra sao) sẽ là người có quyền quyết định về những nhu cầu mua sắm thực sự. Nếu không biết, có thể bạn nên gọi điện hỏi.
Kế đó, hãy tính tới việc cá nhân đó thường tìm kiếm những hàng hoá hay sản phẩm giống của bạn theo các nào. Họ thường tới đâu để mua? Họ thường nghe và tìm kiếm thông tin ở đâu khi họ muốn mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Hãy tìm cách để đưa những thông tin của bạn hoặc chính bạn đến với họ thuận tiện nhất.
Không có một con đường duy nhất dẫn tới thành công
Việc buôn bán diễn ra thường xuyên vì các khách hàng tiềm năng của bạn có thể nghe được thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của bạn theo nhiều cách khác nhau và nhiều nguồn không giống nhau. Họ càng nghe nhiều về bạn thì càng có xu hướng muốn biết những gì bạn cung cấp khi họ có ý định mua sản phẩm, dịch vụ đó.

Tận dụng các nguồn báo chí địa phương
Các nhật báo, tuần báo chính là nguồn thông tin liên lạc vô tận và có thể dẫn tới nguồn khách hàng tiềm năng đáng kể cho bạn. Hãy để ý tới tên của những người được tuyên dương trong đó, có thể là những người đoạt giải thưởng gì đó, những người vừa khai trương của doanh nghiệp hay một người nào đó đơn giản có thể sẽ là một khách hàng tiềm năng của bạn.
Nếu có thể, bạn cũng nên tham dự các cuộc họp những đối tượng này có mặt. Khi bạn gặp họ hay gửi thư, đừng quên nói cho họ biết bạn đã đọc được bài báo viết về họ và chúc mừng thành công của họ cũng như “nhấn” thêm rằng bài báo viết về họ thú vị như thế nào.
Các kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng
Để ý tới những sự kiện có thể tạo ra thị trường tiềm năng cho bạn
Hãy liên hệ với những nhà tổ chức sự kiện và đề nghị sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn làm giải thưởng trong sự kiện đó, đổi lại bạn sẽ được một nhóm người quảng bá về sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Tham dự các cuộc họp và hội thảo có thể các khách hàng tiềm năng của bạn có mặt.
Nếu bạn vẫn chưa có được các mối liên hệ để có thể bán hàng, hãy tìm hiểu trên báo chí xem có tổ chức nào khác tổ chức những sự kiện có thể thu hút thị trường chiến lược của bạn và tham gia một vài sự kiện đó.

Duy trì liên hệ sau các cuộc gặp mặt
Thử liên hệ với những người bạn đã gặp mặt để xem họ có thể là những khách hàng tiềm năng hay không. Nếu họ nói, hiện tại họ chưa cần tới các dịch vụ của họ, bạn có thể hỏi khi nào thì bạn có thể gọi lại cho họ hoặc liệu các đối tác doanh nghiệp của họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn hay không.
Cho ít nhưng nhận lại nhiều
Hãy gửi tặng hàng mẫu miễn phí sản phẩm của bạn và nhờ khách hàng nói lại với bạn bè của họ về sản phẩm cũng như dịch vụ bạn có nếu họ thấy thoải mái. Trong trường hợp bạn là nhà tư vấn, hãy dành cho khách hàng một vài lời khuyên miễn phí hữu ích. Cách làm này có thể dùng hình thức gửi thư thông báo có kèm theo những tin tức, thủ thuật và những mách nước nho nhỏ, cũng có khi đó là vài lời tư vấn giúp bạn cung cấp vừa đủ thông tin cho khách hàng, giúp khách hàng tin tưởng bạn hoàn toàn có khả năng cung cấp tốt sản phẩm, dịch vụ của mình.

Tranh thủ những mối quan hệ cá nhân
Hãy hỏi qua bạn bè xem ai đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu có thể, hãy dành một khoản thù lao nho nhỏ cho những lần giới thiệu hiệu quả để việc chào mời khách hàng này trở thành một công việc thú vị cho họ.
Học tập đối thủ
Hãy quảng cáo sản phẩm của bạn ở chỗ đối thủ bạn quảng cáo, hãy tự quảng bá mình ở nơi đối thủ đang tự quảng bá họ.
Sử dụng nhiều quảng cáo nhỏ thay vì một quảng cáo hoành tráng
Khi đa phần các doanh nhân khác cùng kinh doanh sản phẩm như của bạn đều có hoạt động quảng cáo để thu hút khách hàng thì tất yếu bạn cũng nên làm như vậy. Nhưng đừng lên kế hoạch quá hoành tráng và dồn vào một chiến lược quảng cáo duy nhất. Hãy tìm cách đặt những quảng cáo nhỏ trong một thời gian dài trên cùng một ấn bản hay phương tiện truyền thông mà đối thủ của bạn thường quảng cáo.
Việc lặp đi lặp lại liên tục sẽ góp phần xây dựng thương hiệu. Chẳng hạn, nếu bạn định đặt quảng cáo của mình ở những trang vàng thì thay vào đó nên xem xét đặt nhiều quảng cáo nhỏ hơn (giá thành cũng rẻ hơn) trong nhiều phần đầu của các danh mục.

Hỏi nguyên nhân khi khách hàng từ chối mua hàng
Có phải họ biết có loại sản phẩm nào khác phục vụ nhu cầu họ tốt hơn sản phẩm của bạn? Có phải họ thấy mình không có chút nào nhu cầu với loại sản phẩm của bạn? Có phải họ chỉ tạm thời chưa muốn mua hàng của bạn ngay? Có thể họ thấy rằng việc đặt mua hàng trên website của bạn phức tạp quá?.v.v. Tất cả những câu trả lời từ họ sẽ giúp bạn có những thay đổi thích hợp và cần thiết để đẩy tăng được lượng khách hàng trong tương lai.
7. Phần 2
Doanh nghiệp khi khởi nghiệp cần gì? Những khó khăn khi mới bắt đầu? Câu trả lời sẽ là ” tìm kiếm khách hàng”.Tạo ra được sản phẩm cũng như dịch vụ có chất lượng vẫn là chưa đủ. Các khách hàng sẽ không tự nhiên đến website hoặc công ty để mua hàng chúng ta cần có kế hoạch, chiến lược tiếp cận khách hàng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ.
Lên kế hoạch
Bạn cần xem xét những đối tượng nào có thể trở thành khách hàng lý tưởng của bạn. Nếu bạn bán hàng cho một tổ chức, bạn cần đánh giá xem bộ phận nào trong tổ chức đó có nhiều khả năng mua hàng và dịch vụ của bạn nhất và cá nhân nào (giữ vai trò, trách nhiệm ra sao) sẽ là người có quyền quyết định về những nhu cầu mua sắm thực sự. Nếu không biết, có thể bạn nên gọi điện hỏi.
Kế đó, hãy tính tới việc cá nhân đó thường tìm kiếm những hàng hoá hay sản phẩm giống của bạn theo các nào. Họ thường tới đâu để mua? Họ thường nghe và tìm kiếm thông tin ở đâu khi họ muốn mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Hãy tìm cách để đưa những thông tin của bạn hoặc chính bạn đến với họ thuận tiện nhất.
Không có một con đường duy nhất dẫn tới thành công

Việc buôn bán diễn ra thường xuyên vì các khách hàng tiềm năng của bạn có thể nghe được thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của bạn theo nhiều cách khác nhau và nhiều nguồn không giống nhau. Họ càng nghe nhiều về bạn thì càng có xu hướng muốn biết những gì bạn cung cấp khi họ có ý định mua sản phẩm, dịch vụ đó.
Tận dụng các nguồn báo chí địa phương
Các nhật báo, tuần báo chính là nguồn thông tin liên lạc vô tận và có thể dẫn tới nguồn khách hàng tiềm năng đáng kể cho bạn. Hãy để ý tới tên của những người được tuyên dương trong đó, có thể là những người đoạt giải thưởng gì đó, những người vừa khai trương của doanh nghiệp hay một người nào đó đơn giản có thể sẽ là một khách hàng tiềm năng của bạn.
Nếu có thể, bạn cũng nên tham dự các cuộc họp những đối tượng này có mặt. Khi bạn gặp họ hay gửi thư, đừng quên nói cho họ biết bạn đã đọc được bài báo viết về họ và chúc mừng thành công của họ cũng như “nhấn” thêm rằng bài báo viết về họ thú vị như thế nào.

Để ý tới những sự kiện có thể tạo ra thị trường tiềm năng cho bạn
Hãy liên hệ với những nhà tổ chức sự kiện và đề nghị sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn làm giải thưởng trong sự kiện đó, đổi lại bạn sẽ được một nhóm người quảng bá về sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Tham dự các cuộc họp và hội thảo có thể các khách hàng tiềm năng của bạn có mặt.
Nếu bạn vẫn chưa có được các mối liên hệ để có thể bán hàng, hãy tìm hiểu trên báo chí xem có tổ chức nào khác tổ chức những sự kiện có thể thu hút thị trường chiến lược của bạn và tham gia một vài sự kiện đó.

Duy trì liên hệ sau các cuộc gặp mặt
Thử liên hệ với những người bạn đã gặp mặt để xem họ có thể là những khách hàng tiềm năng hay không. Nếu họ nói, hiện tại họ chưa cần tới các dịch vụ của họ, bạn có thể hỏi khi nào thì bạn có thể gọi lại cho họ hoặc liệu các đối tác doanh nghiệp của họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn hay không.
Cho ít nhưng nhận lại nhiều

Hãy gửi tặng hàng mẫu miễn phí sản phẩm của bạn và nhờ khách hàng nói lại với bạn bè của họ về sản phẩm cũng như dịch vụ bạn có nếu họ thấy thoải mái. Trong trường hợp bạn là nhà tư vấn, hãy dành cho khách hàng một vài lời khuyên miễn phí hữu ích. Cách làm này có thể dùng hình thức gửi thư thông báo có kèm theo những tin tức, thủ thuật và những mách nước nho nhỏ, cũng có khi đó là vài lời tư vấn giúp bạn cung cấp vừa đủ thông tin cho khách hàng, giúp khách hàng tin tưởng bạn hoàn toàn có khả năng cung cấp tốt sản phẩm, dịch vụ của mình.
Tranh thủ những mối quan hệ cá nhân
Hãy hỏi qua bạn bè xem ai đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu có thể, hãy dành một khoản thù lao nho nhỏ cho những lần giới thiệu hiệu quả để việc chào mời khách hàng này trở thành một công việc thú vị cho họ.

Học tập đối thủ
Hãy quảng cáo sản phẩm của bạn ở chỗ đối thủ bạn quảng cáo, hãy tự quảng bá mình ở nơi đối thủ đang tự quảng bá họ.
Sử dụng nhiều quảng cáo nhỏ thay vì một quảng cáo hoành tráng
Khi đa phần các doanh nhân khác cùng kinh doanh sản phẩm như của bạn đều có hoạt động quảng cáo để thu hút khách hàng thì tất yếu bạn cũng nên làm như vậy. Nhưng đừng lên kế hoạch quá hoành tráng và dồn vào một chiến lược quảng cáo duy nhất. Hãy tìm cách đặt những quảng cáo nhỏ trong một thời gian dài trên cùng một ấn bản hay phương tiện truyền thông mà đối thủ của bạn thường quảng cáo.
Việc lặp đi lặp lại liên tục sẽ góp phần xây dựng thương hiệu. Chẳng hạn, nếu bạn định đặt quảng cáo của mình ở những trang vàng thì thay vào đó nên xem xét đặt nhiều quảng cáo nhỏ hơn (giá thành cũng rẻ hơn) trong nhiều phần đầu của các danh mục.
Hỏi nguyên nhân khi khách hàng từ chối mua hàng
Có phải họ biết có loại sản phẩm nào khác phục vụ nhu cầu họ tốt hơn sản phẩm của bạn? Có phải họ thấy mình không có chút nào nhu cầu với loại sản phẩm của bạn? Có phải họ chỉ tạm thời chưa muốn mua hàng của bạn ngay? Có thể họ thấy rằng việc đặt mua hàng trên website của bạn phức tạp quá?.v.v. Tất cả những câu trả lời từ họ sẽ giúp bạn có những thay đổi thích hợp và cần thiết để đẩy tăng được lượng khách hàng trong tương lai.

8. Kỹ Năng Tìm Kiếm Khách Hàng Đầu Tiên
Bạn đang ở trong giai đoạn đầu tiên của công việc kinh doanh nhưng không biết làm thế nào để tiếp cận được những khách hàng tiềm năng và đắn đo liệu có nên đăng quảng cáo trên phương tiện truyền thông ? Hãy lắng nghe Sean Lyden, CEO của Prestige Positioning có trụ sở tại Atlanta vốn rất thành công trong việc “định vị” khách hàng chia sẻ những kinh nghiệm về vấn đề này.
Sean Lyden cho biết khi tìm cách “tăng trưởng” cho tình hình tài chính của mình trong thời kì dotcom ( thời kì các hãng tranh nhau kinh doanh trên mạng) vào cuối thập kỉ trước, những nhà đầu tư khi nghe ông trình bày ý tưởng kinh doanh đã trả lời ông như thế này: “ Nền tảng kinh doanh của anh có vẻ vững mạnh cùng với những kế hoạch PR, chiến dịch marketing có vẻ rất tốt. Nhưng hãy cho tôi biết : Nơi nào mà anh sẽ có được 5 khách hàng đầu tiên, ai là những người thực sự sẽ trả tiền cho những sản phẩm của anh ? Bởi vì cho đến khi anh vẫn chưa có họ, tôi không thấy anh đã có một công việc kinh doanh ở đây”.

Những ngôn từ hùng mạnh, nhưng thực tế chưa chắc đã có kết quả ! Chúng ta đang nói về việc viết một thông cáo báo chí, đưa ra một đoạn quảng cáo và gửi đi những gói bưu phẩm. Hãy nghĩ đến nó trong điều kiện có thể chấp nhận. Tuy nhiên, bạn sẽ có được những khách hàng đầu tiên như thế nào với chi phí thấp mà lại có hiệu quả cao nhất? Những khách hàng đầu tiên của bạn rất có tính then chốt đối với thành công của bạn bởi họ
- Hợp pháp hoá sự cung cấp của bạn, chứng minh rằng có một thị trường trên thực tế dành cho những sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
- Cung cấp những thông tin phản hồi có giá trị để giúp cải thiện hoạt động kinh doanhcủa bạn.
- Cho bạn những chứng nhận về năng lực, thứ mà có thể là đòn bẩy cho những chiến dịch marketing sau này của bạn.
Nơi nào mà bạn tìm những khách hàng đầu tiên? Hãy hỏi chính bạn câu hỏi này : Ai là người thích hợp nhất để mua hàng từ bạn hay gửi cho bạn những phúc đáp tốt? Làm thế nào để bạn tiếp cận họ ? Bước đầu tiên là xây dựng danh sách đầu tiên của những sự tiếp xúc “ấm áp”. Sau đây là 10 câu hỏi khuyến khích những suy nghĩ của bạn:

1. Ai là những người bạn thân của bạn và bạn của họ ?
2. Những mỗi quan hệ trong trường học của bạn như thế nào ?Hãy giải quyết vấn đề với những bạn học cùng lớp, giáo viên, những người anh em, những thành viên câu lạc bộ và có thể thêm nữa…
3. Những ai thuộc mối quan hệ kinh doanh của bạn? Điều này bao gồm những ông chủ trước kia của bạn cùng những nhân viên và khách hàng.
4. Những ai thuộc các mối quan hệ cộng đồng? Bạn có phải alf thành viên của một câu lạc bộ nào đó không? Hãy nghĩ về tất cả những cơ quan tổ chức mà bạn có tên trong đó.
5. Ai thuôc về mói quan hệ của bạn trong những tổ chức thương mại mà bạn đã là thành viên?
6. Những ai có gia đình thuộc giới thương nhân mà bạn biết? Bao gồm cả những người như là luật sư , dược sỹ, bác sỹ, nha sỹ, nhân viên bảo hiểm, thờ cắt tóc, công nhân cơ khí và thậm chí cả người trông trẻ hay vú nuôi.
7. Ai là những người láng giềng của bạn ở hiện tại và cả trong qúa khứ ?
8. Ai là người mà bạn biết thông qua hoạt đọng thể thao, nhưng sở thích như đi săn, câu cá, chạy và golf?
9. Ai là người bạn biết từ chính ngôi nhà của mình ? Như người cho mượn tiền thế chấp, nhân viên nhà đất, những nhà xây dựng …
10. Ai thuôc những mối quan hệ mà bạn có được từ vợ hoặc chồng
Bạn đã biết được môt số người. Bây giờ bạn làm thế nào để tiếp cận được danh sách này và tạo lập những khách hàng đầu tiên ? Sau đây là một vài ý kiến sinh lợi mà bạn bắt đầu:
- Gửi thư cá nhân và bám sát với một cú điện thoại sau 1 tuần đến 10 ngày. Trong lá thư này, thông báo công việc kinh doanh mới của bạn. Gợi ý một sự tham khảo ý kiến hoặc một sự bán hạ giá đặc biệt, một vài thứ để tạo lập nên hứng thú và một sự bị kích thích với cái mà bạn đang làm.
- Sử dụng điện thoại. Gọi cho một vài người để tiếp cận. Tìm ra cái mà họ đang làm và chia sẻ việc kinh doanh với họ.
- Tạo dựng những buổi gặp gỡ trong bữa sáng, bữa trưa hoặc bên ly cà phê. Bạn có thể đề nghị cho ý kiến tham khảo về sản phẩm hay dịch vụ của mình một cách thẳng thắn nhất. Những buổi gặp gỡ này cũng giúp bạn marketing tốt hơn cho sản phẩm của mình.

9. 6 Lời Khuyên Tìm Kiếm Khách Hàng Mới
Có những nhân viên bán hàng luôn đạt được doanh số cao, và vì thế có mức thu nhập rất ấn tượng, tuy nhiên cũng có những nhân viên lại đạt doanh số thấp hơn rất nhiều dù được đào tạo cùng một chương trình, bán cùng một sản phẩm, trong cùng một khoảng thời gian. Để thành công, cái khó của mỗi nhân viên bán hàng là phải mở rộng mạng lưới khách hàng của mình, không ngừng tìm kiếm khách hàng mới.
Vậy phải làm thế nào để đạt được mục đích trên? 6 lời khuyên dưới đây về tìm kiếm khách hàng mới sẽ giúp nhân viên có thêm kinh nghiệm và kĩ năng nhằm đạt mục tiêu trên.
1. Không quên đề nghị khách hàng trở thành người giới thiệu sản phẩm
Đề nghị khách hàng làm người tiến cử sản phẩm của bạn tới bạn bè, người thân của họ không phải là công việc quá khó khăn, tuy nhiên cần biết lựa chọn đúng thời điểm. Thời điểm hiệu quả để thực hiện công việc này là khi bạn vừa kết thúc một giao dịch với khách hàng, đem lại một dịch vụ hoàn hảo tới khách hàng, và làm hài lòng khách hàng. Chỉ khi mua hàng xong, khách hàng mới có thời gian cũng như tâm trạng để lắng nghe đề nghị của bạn, và đừng quên luôn thể hiện sự thân thiện, cởi mở đối với khách hàng dù họ tỏ ra không mấy quan tâm.

2. Nâng cao kiến thức về sản phẩm cho khách hàng
Khách hàng sẽ không sẵn sàng tiến cử sản phẩm của bạn nếu như họ chưa thực sự am hiểu về sản phẩm, chưa có đủ lòng tin và quan trọng hơn là nếu họ không nhận được lợi ích cụ thể nào.
Chính vì vậy, bạn hãy giành thời gian để nói chuyện với khách hàng quen của bạn, tư vấn cho họ về cách tiếp cận và nói chuyện với những đối tượng tiềm năng. Qua thời gian huấn luyện, khách hàng sẽ cảm thấy tự tin và dễ dàng hơn khi giới thiệu sản phẩm của bạn tới người thân, bạn bè, không chỉ vậy, còn cảm thấy không nản lòng khi bị từ chối mua hàng.
Quan trọng hơn, bạn đừng quên cảm ơn những khách hàng trung thành, những khách hàng đã nhiệt tình làm người giới thiệu cho sản phẩm, dịch vụ của bạn và gửi tặng họ những món quà ý nghĩa.
3. Tận dụng cơ hội
Cơ hội bán hàng tới khách hàng tiềm năng cần được tiến hành một cách nhanh chóng, do đó, một đại diện bán hàng giỏi phải luôn biết duy trì mối quan hệ với mạng lưới những khách hàng làm người giới thiệu cho sản phẩm của bạn, thường xuyên thông tin để họ nắm bắt cơ hội giới thiệu và bán sản phẩm tới khách hàng mục tiêu.
4. Giành thời gian cho các cuộc điện thoại
Biết cách lựa chọn thời điểm để gọi điện cho khách hàng mục tiêu cũng là một nghệ thuật và là một kĩ năng một nhân viên bán hàng cần có. Hơn nữa, không phải lúc nào nhân viên cũng cố gắng bán được hàng bằng mọi giá, mà cần phải nhớ rằng mục đích của các cuộc điện thoại tới khách hàng là thu thập thông tin về khách hàng, khơi gợi nhu cầu mua hàng và sắp xếp lịch hẹn với khách hàng nếu có thể. Nhân viên bán hàng cũng nên có cách xử lý thông minh khi tiếp xúc qua điện thoại, chẳng hạn như khi được đưa ra một câu hỏi thú vị, hay khi khách hàng thể hiện sự tò mò về sản phẩm, hãy lên một buổi hẹn với họ thay vì nhanh chóng đưa ra câu trả lời, như vậy bạn sẽ có thêm cơ hội tìm hiểu, thuyết phục khách hàng.
Một yêu cầu không thể thiếu nữa là nhân viên bán hàng cần thể hiện sự chuyên nghiệp dù chỉ là tiếp xúc qua điện thoại, trình bày một cách thuyết phục nhằm tạo hứng thú cho người nghe.
5. Biết đánh giá khách hàng tiềm năng
Đây là kĩ năng đòi hỏi sự nghiêm túc bởi đánh giá và phân loại khách hàng tiềm năng theo các tiêu chí về sở thích, thói quen, khả năng tài chính,… sẽ giúp nhân viên bán hàng tiết kiệm thời gian trong việc gặp gỡ và chinh phục khách hàng.
6. Thất bại là mẹ thành công
Bán hàng là công việc đòi hỏi tính kiên trì, bị từ chối mua hàng là hiện tượng thường gặp và qua đây, nhân viên cần rút kinh nghiệm và sử dụng ý kiến phản hồi của khách hàng nhằm cải thiện kỹ năng bán hàng, có thêm tự tin đề chinh phục khách hàng mới.
Với hầu hết các nhân viên bán hàng, tìm kiếm thêm khách hàng mới là công việc hết sức khó khăn, đây là công việc đòi hỏi thường xuyên và tích cực liên hệ, nếu giành thời gian chăm lo cho các mối quan hệ, đồng thời, tận dụng tốt những lời khuyên trên, chắc chắn, nhân viên

Other

  • MSC
  • MSL
  • SAF
  • APL
  • CMA
  • EMC
  • HMM
  • HPL
  • PIL
  • TSL
  • DHL
  • ONE