Container specificationKý mã hiệu Container |
rên container có rất nhiều loại ký, mã hiệu thể hiện những ý nghĩa khác nhau. Tiêu chuẩn hiện hành quy định đối với các ký mã hiệu container là ISO 6346:1995, theo đó, các nhãn hiệu này chia thành những loại chính sau:
1. Hệ thống nhận biết (identification system):
- Mã chủ sở hữu (owner code): Mã chủ sở hữu (còn gọi là tiếp đầu ngữ container) bao gồm 3 chữ cái viết hoa được thống nhất và đăng ký với cơ quan đăng kiểm quốc tế thông qua cơ quan đăng kiểm quốc gia hoặc đăng kí trực tiếp với Cục container quốc tế - BIC (Bureau International des Containers et du Transport Intermodal). Sau khi đăng ký, việc sở hữu mã này mới được chính thức công nhận trên toàn thế giới. Một hãng có thể sở hữu một hoặc nhiều mã khác nhau, mặc dù BIC hạn chế điều này, và đưa ra những điều kiện nhất định cho việc đăng kí nhiều mã. Ở Việt Nam, đến đầu năm 2010, có 6 công ty đăng kí mã tiếp đầu ngữ với BIC, chi tiết như dưới đây.
(Ghi chú: container đầu ngữ GMTU hiện do Gemadept quản lý; Vinashin-TGC đăng ký 2 tiếp đầu ngữ VCLU và VNTU) Một số công ty khác đang sở hữu, khai thác container với những đầu ngữ nhất định, nhưng chưa đăng ký với BIC, chẳng hạn như Biển Đông dùng đầu ngữ BISU, Vinafco dùng đầu ngữ VFCU... Việc sử dụng các đầu ngữ không đăng ký như vậy có một số bất lợi. Thứ nhất, điều này trái với nội dung quy định trong Phụ lục G của tiêu chuẩn ISO 6343, có điều khoản quy định về đăng ký mã xác định chủ sở hữu với BIC để được bảo vệ quyền sở hữu đối với mã này trên phạm vi quốc tế. Thứ hai, BIC khuyến cáo, container không được đăng ký tiếp đầu ngữ, trong quá trình lưu thông, có thể bị hải quan giữ, kiểm tra, và có thể không được lưu thông tự do như trong Công ước hải quan về container (Customs Convention on Containers) quy định. Điều này sẽ gây bất lợi hoặc thậm chí cản trở toàn bộ quá trình vận tải. Thứ ba, việc không đăng ký và không được thừa nhận về quyền sở hữu đối với tiếp đầu ngữ và kéo theo là quyền sở hữu container dễ dẫn đến nhầm lẫn, khiếu nại, và có thể dẫn đến mất container. - Ký hiệu loại thiết bị: là một trong ba chữ cái dưới đây viết hoa, tương ứng với một loại thiết bị: Việc sử dụng bất kỳ chữ cái nào không thuộc ba chữ cái trên (U; J; Z) làm ký hiệu loại thiết bị được coi là không tuân theo tiêu chuẩn ISO 6346. - Số sê-ri (serial number): đây chính là số container, gồm 6 chữ số. Nếu số sê-ri không đủ 6 chữ số, thì các chữ số 0 sẽ được thêm vào phía trước để thành đủ 6 chữ số. Chẳng hạn, nếu số sê-ri là 1234, thì sẽ thêm 2 chữ số 0, và số sê-ri đầy đủ sẽ là 001234. Số sê-ri này do chủ sở hữu container tự đặt ra, nhưng đảm bảo nguyên tắc mỗi số chỉ sử dụng duy nhất cho một container. - Chữ số kiểm tra (check digit): là một chữ số (đứng sau số sê-ri), dùng để kiểm tra tính chính xác của chuỗi ký tự đứng trước đó, gồm: tiếp đầu ngữ, số sê-ri. Với mỗi chuỗi ký tự gồm tiếp đầu ngữ và số sê-ri, áp dụng cách tính chữ số kiểm tra container, sẽ tính được chữ số kiểm tra cần thiết. Việc sử dụng số kiểm tra là để giảm thiểu rủi ro sai sót trong quá trình nhập số container. Thực tế là số container được nhiều đối tượng sử dụng (chủ hàng, forwarder, hãng tàu, hải quan…), nhiều lần, trên nhiều chứng từ (B/L, Manifest, D/O…), do đó khả năng nhập sai số là rất lớn. Mỗi số container (gồm tiếp đầu ngữ và số sê-ri) sẽ tương ứng với một chữ số kiểm tra. Do đó, việc nhập sai số phần lớn sẽ bị phát hiện do chữ số kiểm tra khác với thực tế. Tuy vậy, cũng cần lưu ý điều này không phải tuyệt đối, bởi nếu sai 2 ký tự trở lên thì có thể số kiểm tra vẫn đúng, và sai sót không bị phát hiện ra. 2. Mã kích thước và mã kiểu (size and type codes):
- Mã kiểu: 2 ký tự. Ký tự thứ nhất cho biết kiểu container, trong ví dụ trên: G thể hiện container hàng bách hóa. Ký tự thứ hai biểu thị đặc tính chính liên quan đến container, số 1 (sau chữ G) nghĩa là container có cửa thông gió phía trên. Tóm lại, 42G1 trong hình trên thể hiện container bách hóa dài 20ft, cao 8ft 6in, thông gió phía trên. Tiêu chuẩn ISO 6346:1995 quy định chi tiết ý nghĩa các mã kích thước và mã kiểu. 3. Các dấu hiệu khai thác (operational markings): Các dấu hiệu trong khai thác gồm hai loại: bắt buộc và không bắt buộc - Dấu hiệu bắt buộc: tải trọng container, cảnh báo nguy hiểm điện; container cao.
- Dấu hiệu không bắt buộc: khối lượng hữu ích lớn nhất (max net mass), mã quốc gia (country code)
Ngoài ba loại ký mã hiệu chính, trên vỏ container còn các dấu hiệu mô tả các thông tin cần thiết khác.
|
|||||||||||||||||||||
Container specification |
Thứ Ba, 14/05/2013, 13:40 (+0700) Phân loại Container Các loại container đường biển được chia thành hai nhóm chính: theo tiêu chuẩn và không theo tiêu chuẩn ISO. Loại không theo tiêu chuẩn có thể tương tự container ISO về hình dáng kích thước, nhưng không được sử dụng rộng rãi và nhất quán do không được tiêu chuẩn hóa. Ở đây, bài viết này chỉ xem xét các loại container theo tiêu chuẩn ISO (ISO container). Theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1995), container đường biển bao gồm 7 loại chính. Loại container được thể hiện qua Ký mã hiệu trên vỏ container.
1. Container bách hóa (General purpose container): Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC). Loại container này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.
2. Container hàng rời (Bulk container) Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch). Loại container hàng rời bình thường có hình dáng bên ngoài gần giống với container bách hóa, trừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng. Hình dưới đây thể hiện container hàng rời với miệng xếp hàng (phía trên) và cửa dỡ hàng (bên cạnh) đang mở.
3. Container chuyên dụng (Named cargo containers):
Là loại thiết kế đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó như ô tô, súc vật sống... - Container chở ô tô: cấu trúc gồm một bộ khung liên kết với mặt sàn, không cần vách với mái che bọc, chuyên để chở ô tô, và có thể xếp bên trong 1 hoặc 2 tầng tùy theo chiều cao xe. (Hiện nay, người ta vẫn chở ô tô trong container bách hóa khá phổ biến).
- Container chở súc vật: được thiết kế đặc biệt để chở gia súc. Vách dọc hoặc vách mặt trước có gắn cửa lưới nhỏ để thông hơi. Phần dưới của vách dọc bố trí lỗ thoát bẩn khi dọn vệ sinh.
4. Container bảo ôn (Thermal container): Được thiết kế để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên trong container ở mức nhất định. Vách và mái loại này thường bọc phủ lớp cách nhiệt. Sàn làm bằng nhôm dạng cấu trúc chữ T (T-shaped) cho phép không khí lưu thông dọc theo sàn và đến những khoảng trống không có hàng trên sàn. Container bảo ôn thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Thực tế thường gặp container lạnh (refer container)
Container hở mái được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua mái container. Sau khi đóng hàng, mái sẽ được phủ kín bằng vải dầu. Loại container này dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân dài.
Được thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc, chuyên dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép…
Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), vách này có thể cố định, gập xuống, hoặc có thể tháo rời.
7. Container bồn (Tank container): Container bồn về cơ bản gồm một khung chuẩn ISO trong đó gắn một bồn chứa, dùng để chở hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm… Hàng được rót vào qua miệng bồn (manhole) phía trên mái container, và được rút ra qua van xả (Outlet valve) nhờ tác dụng của trọng lực hoặc rút ra qua miệng bồn bằng bơm. Trên thức tế, tùy theo mục đích sử dụng, người ta còn phân loại container theo kích thước (20'; 40'...), theo vật liệu chế tạo (nhôm, thép...). |
Container specification | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thứ Ba, 14/05/2013, 13:38 (+0700) Container hàng không
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Container specification | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thứ Ba, 14/05/2013, 13:08 (+0700) Container đường biển
|
Other
- Kỹ Năng Tìm Kiếm Khách Hàng Cho Sales Ngành Logistics
- VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (PHẦN 2)
- “K” LINE, MOL, NYK HỢP NHẤT THÀNH DOANH NGHIỆP VẬN TẢI CONTAINER TOÀN CẦU
- Sales logistics và những kỹ năng cần thiết của một forwarder
- Thị trường dịch vụ Logistics Việt Nam: Cơ hội và thách thức
- Vì sao logistics Việt Nam thua trên sân nhà?
- Evergreen thuê tàu 13,092 TEU để bắt đầu tuyến châu Á – Bờ Tây với Cosco
- Cosco lấy chỗ trên tuyến AMX 1 của CSCL cho dịch vụ châu Á – Địa Trung Hải mới
- Đợt điều chỉnh cước của các hãng vận tải biển ngày 18/04
- OOCL box volume up 10pc, but only intra-Asia/Oz trades hike revenue