News
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (PHẦN 2)

VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (PHẦN 2)

Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có một bộ luật nào chính thức điều chỉnh hoạt động vận tải đa phương thức mà chỉ có các văn bản dưới luật là Nghị định 125/2003 NĐ-CP về vận tải đa phương thức, thông tư 10/2004/TT-BGTVT hướng dẫn thi hành nghị định trên, thông tư 125/2004/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế và một điều khoản về hợp đồng vận tải đa phương thức nằm trong điều 196 – 199-Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015. Do đó để tiếp tục làm rõ một vài nét về vận tải đa phương thức thì chúng ta tiếp tục đến với “Vận tải đa phương thức-phần 2)

 

1. Thế nào là người kinh doanh vận tải đa phương thức?

Theo Công ước của Liên Hợp Quốc, MTO là bất kỳ người nào tự mình hoặc thông qua một người khác thay mặt cho mình ký một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một người ủy thác chứ không phải là một đại lý hoặc người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia công việc vận tải đa phương thức và đảm nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng.

MTO là người nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng như một người chuyên chở. Người chuyên chở là người thực sự thực hiện hoặc cam kết thực hiện việc chuyên chở hoặc một phần chuyên chở, dù người này với người kinh doanh vận tải đa phương thức có là một hay không.

multimodal transport

2. Các loại MTO

MTO có tàu bao gồm các chủ tàu biển, kinh doanh khai thác tàu biển nhưng mở rộng kinh doanh cả dịch vụ vận tải đa phương thức. Các chủ tàu này thường không sở hữu và khai thác các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt và đường hàng không mà phải ký hợp đồng để chuyên chở trên các chặng đó nhằm hoàn thành hợp đồng vận tải đa phương thức.

MTO không có tàu gồm có:

+ Chủ sở hữu một trong các phương tiện vận tải khác không phải là tàu biển như ô tô, máy bay, tàu hỏa. Họ cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, do đó phải đi thuê các phương tiện vận tải nào họ không có.

+ Những người kinh doanh dịch vụ liên quan đến vận tải như xếp dỡ, kho hàng.

+ Người giao nhận. Hiện nay những người giao nhận có xu thế không chỉ làm đại lý mà còn cung cấp dịch vụ vận tải, đặc biệt là vận tải đa phương thức. Phương thức này thích hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam vì không đòi hỏi tập trung một lượng lớn vốn đầu tư, hơn nữa có thể tập trung khả năng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

MTO

3. Một số nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức

Chứng từ vận tải đa phương thức nhìn chung có những nội dung cơ bản sau:

  • Tính chất chung của hàng hóa, ký mã hiệu cần thiết để nhận diện hàng hóa, một sự kê khai rõ ràng cả số bì, số lượng, tất cả các chi tiết đó do người gửi hàng cung cấp, tình trạng bao bì của hàng hóa.
  • Tên và địa điểm kinh doanh chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức.
  • Tên người gửi hàng.
  • Tên người nhận hàng nếu được người gửi hàng chỉ định.
  • Địa điểm và thời gian mà người kinh doanh vận tải đa phương thức nhận hàng.
  • Địa điểm giao hàng, thời hạn giao hàng nếu được thỏa thuận rõ ràng giữa các bên.
  • Nơi và ngày cấp chứng từ vận tải đa phương thức.
  • Chữ ký của MTO hoặc người được MTO ủy quyền.
  • Tiền cược cho mỗi phương thức vận tải, nếu có thỏa thuận rõ ràng giữa các bên.
  • Hình thức vận chuyển và địa điểm chuyển tải.

4. Các loại chứng từ vận tải đa phương thức

Công ước của Liên Hiệp Quốc về chuyên chở hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế ngày 05/10/1980 cho đến nay vẫn chưa có hiệu lực, cho nên chưa có mẫu chứng từ vẫn tải đa phương thức mang tính chất quốc tế để các nước áp dụng. Song dựa vào bản quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức của UNCTAD/ICC nhiều tổ chức quốc tế về vận tải, giao nhận cũng đã soạn thảo một số mẫu chứng từ để sử dụng trong kinh doanh. Sau đây là một số mẫu chứng từ vận tải đa phương thức thường gặp:

  • Vận đơn FIATA (FIATA Negotiable Multimodal Transport Bill of Lading). Đây là loại vận đơn đi suốt do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận soạn thảo để cho các hội viên của Liên đoàn sử dụng trong kinh doanh vận tải đa phương thức. Vận đơn FIATA hiện nay đang được sử dụng rộng rãi, là chứng từ có thể lưu thông và được các ngân hàng chấp nhận thanh toán.FIATA Negotiable Multimodal Transport Bill of Lading
  • Chứng từ vận tải liên hợp (COMBIDOC – Combined Transport Document). COMBIDOC do BIMCO soạn thảo để cho người kinh doanh vận tải đa phương thức có tàu biển sử dụng. Chứng từ này đã được phòng thương mại quốc tế chấp nhận, thông qua.
  • Chứng từ vận tải đa phương thức (MULTIDOC – Multimodal Transport Document). MULTIDOC do Hội nghị của LHQ về buôn bán và phát triển soạn thảo dựa trên cơ sở công ước của LHQ về vận tải đa phương thức. Do công ước chưa có hiệu lực nên chứng từ này ít được sử dụng.
  • Chứng từ vừa dùng cho vận tải đa phương thức vừa dùng cho vận tải đường biển (Bill of Lading for Combined Transport Shipment or Port to Port Shipment). Đây là loại chứng từ do các hãng tàu phát hành để mở rộng kinh doanh sang các phương thức khác nếu khách hàng cần.

Other

  • MSC
  • MSL
  • SAF
  • APL
  • CMA
  • EMC
  • HMM
  • HPL
  • PIL
  • TSL
  • DHL
  • ONE