VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (PHẦN 1)Năm 1928, công ty Sea Train tại Mỹ sau khi mua được tàu kiểu container của Anh đã chở nguyên toa xe lửa lên tàu biển tại cảng đi để chở đến cảng đến. Sau đó, công ty Sealand Service Inc hoàn thiện. Sau lần thử nghiệm đầu tiên vào năm 1956 với việc chuyên chở các xe trailers trên boong tàu dầu, công ty đã quyết định để bộ phận bánh xe của các trailers trên bờ và chỉ vận chuyển các thùng (giống như container) từ cảng đến cảng. Từ đây khái niệm vận tải đa phương thức được hình thành cho thấy được hiệu quả của việc kết hợp các phương thức vận tải để tạo thành một hệ thống vận tải. |
1. Khái niệm
Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức, một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chị trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở từ một điểm ở một nước đến một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.
2. Đặc điểm
- Việc vận tải phải có ít nhất 2 phương thức vận chuyển.
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operation – MTO) hành động như người chủ ủy thác chứ không phải như đại lý của người gửi hàng hay đại lý của người chuyên chở tham gia vào vận tải đa phương thức.
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong một quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chuyên chở cho tới khi giao xong hàng cho người nhận kể cả việc chậm giao hàng ở nơi đến. Như vậy MTO chịu trách nhiệm đối với hàng hóa theo một chế độ trách nhiệm nhất định. Chế độ trách nhiệm của MTO có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng tùy theo sự thỏa thuận của hai bên.
- Trong vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau và hàng hóa thường được vận chuyển bằng những dụng cụ vận tải như container, trailer,…
3. Các hình thức vận tải đa phương thức trên thế giới
- Mô hình vận tải đường biển – vận tải hàng không (Sea –Air): Kết hợp tính kinh tế với tính tốc độ, phù hợp hàng hóa giá trị cao như đồ điện tử và những hàng hóa có tính thời vụ cao như quần áo, đồ chơi, giầy dép. Hàng hóa sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng nếu vận tải bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của hàng hóa, do đó vận tải hàng không là thích hợp nhất.
- Mô hình vận tải bộ – vận tải hàng không (Road- Air): Đây là sự kết hợp giữa tính linh hoạt cơ động với tốc độ. Người ta sử dụng ô tô để tập trung hàng về các cảng hàng không hoặc từ các cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác. Hoạt động của vận tải ô tô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải theo cách thức này có tính linh hoạt cao, đáp ứng cho việc thu gom, tập trung hàng về đầu mối là sân bay phục vụ cho các tuyến bay đường dài.
- Mô hình vận tải đường sắt – vận tải bộ (Rail- Road): Đây là sự kết hợp giữa tính an toàn và tốc độ của vận tải đường sắt với tính cơ động của vận tải ô tô đang được sử dụng nhiều ở Châu Mỹ và Châu Âu. Theo phương pháp này người ta đóng gói hàng trong các trailer được kéo đến nhà ga bằng các xe kéo gọi là tractor. Tại ga các trailer được kéo lên các to axe và chở đến ga đến. Khi đến đích người ta lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống và chở đến địa điểm giao hàng cho người nhận.
- Mô hình vận tải đường sắt / đường bộ / vận tải nội thủy – vận tải đường biển (Rail/ Road/ Inland waterway- Sea): Đây là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu. Hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường nội thủy đến cảng biển của nước xuất khẩu sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng của nước nhập khẩu rồi từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thủy. Mô hình này thích hợp với các loại hàng hóa chở bằng container trên các tuyến vận chuyển mà không yêu cầu gấp rút lắm về thời gian vận chuyển.
- Mô hình cầu lục địa (Land Bridge): Theo mô hình này hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển vượt qua các đại dương đến các cảng ở một lục địa nào đó cần phải chuyển qua chặng đường trên đất liền để đi tiếp bằng đường biển đến châu lục khác. Trong cách thức vận tải này, chặng vận tải trên đất liền được ví như chiếc cầu nối liền hai vùng biển hay hai đại dương.
- Một số mô hình khác: Mini Bridge (Container được vận chuyển từ cảng một nước này qua cảng nước khác, sau đó vận chuyển bằng đường sắt đến một thành phố cảng thứ hai của nước đến theo một vận đơn đi suốt do người chuyên chở đường biển cấp, Micro Bridge (Tương tự như Mini Brigde, khác ở chỗ nơi đến cuối cùng không phải là thành phố cảng mà là khu công nghiệp hay trung tâm thương mại trong nội địa).
Other
- VAI TRÒ CỦA VẬN TẢI TRONG LOGISTICS
- Một công ty gạo kiện hãng tàu đòi bồi thường 1,3 triệu đô la Mỹ
- Cảng lớn nhất Việt Nam quá tải trầm trọng
- TP.HCM triển khai thông quan tự động vào giữa tháng 5
- Southeast Asia port expansion summit held in HCMC
- Opportunities, challenges of Vietnam’s economy in 2013
- Urban railway conference to be hosted in HCMC
- HCMC customs equipped with supervision cameras